Skip to main content

Các biện pháp phòng, chống bệnh Dại

     Bệnh Dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dại gây ra, bệnh lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật (thường là chó, mèo

     Cho đến nay bệnh Dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, người bị bệnh Dại gần như tử vong 100%. Bệnh Dại nguy hiểm nhưng đã có vắc xin phòng và hoàn toàn có thể phòng tránh bệnh Dại.

1

     Để chủ động phòng, chống bệnh Dại, cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

     1. Tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.

     2. Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm. Diệt ngay chó và động vật lên cơn dại hoặc nghi mắc bệnh Dại trong khu vực ổ dịch.

    3. Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo. Người bị chó, mèo cắn phải đi tiêm vắc xin phòng sớm và đầy đủ các mũi tiêm theo chỉ dẫn của bác sĩ.

     4. Khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm cần:

     - Rửa ngay vết thương với xà phòng và nước sạch dưới vòi chảy liên tục trong thời gian khoảng 10 – 15 phút, sau đó sát khuẩn bằng cồn 70 độ hoặc cồn Iod hoặc các chất sát khuẩn khác để làm giảm thiểu lượng vi rút dại tại vết cắn.

     - Không chà sát, không nặn máu để tránh làm tổn thương rộng hơn.

    - Khi xử lý vết thương do bị động vật cắn cần chú ý: Không băng kín, không làm dập nát thêm vết thương hoặc làm tổn thương rộng hơn, tránh khâu kín ngay vết thương; không chữa bệnh dại bằng Đông y hay thuốc Nam.

     - Đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Việc khám và điều trị dự phòng dại bằng tiêm vắc xin và huyết thanh kháng dại phải được thực hiện càng sớm càng tốt trong vòng 72 giờ sau khi bị cắn.

BBT Trang TTĐT phường Mỹ Quý